• TRANG NHẤT
  • •CBGV
  • •TÀI NGUYÊN
    • » Bồi dưỡng HSG
    • » Tuyển sinh lớp 10
    • » Thư viện giáo án
    • » Thư viện đề thi
    • » Chuyên đề - SKKN
    • » Thư viện bài giảng
    • » Phần mềm và Tài liệu
    • » Đề cương ôn tập
    • » Đề thi khảo sát học kỳ
  • •TIN TỨC
    • » Tin tức - Thông báo
    • » Hoạt động nhà trường
    • » Trao đổi kinh nghiệm
    • » Báo chí-Thời sự online
    • » Văn hóa - Đời sống
    • » Câu lạc bộ Tiếng Anh
    • » Văn học - Nghệ Thuật
    • » Câu lạc bộ Toán học
    • » Công nghệ thông tin
    • » Giáo dục kỹ năng sống
  • •XEM VIDEO
    • » Bài hát Tiếng Anh theo yêu cầu
    • » Cùng học Tiếng Anh qua video
    • » Tuyệt phẩm Trữ tình chọn lọc
    • » Bài hát về Mái trường-Thầy Cô
    • » Video giáo dục Kỹ năng sống
    • » Video về trường Phan Huy Chú
    • » Hoạt động CLB Tiếng Anh PHC
  • •VĂN BẢN
  • •HÌNH ẢNH
  • •TKB MỚI
  • •T.VIÊN
    • » Đăng nhập
    • » Đăng ký
    • » Quên mật khẩu
  • •ABOUT
  • •TRA CỨU
    • » TKB giáo viên
    • » TKB học sinh
    • » Tra điểm học sinh
    • » Thông tin học sinh
 
19:26 ICT Thứ bảy, 23/02/2019

•Menu

  • Tin tức - Thông báo
    • Tin từ Sở Giáo Dục
    • Tin từ Phòng GD
    • Tin từ Nhà trường
  • Hoạt động nhà trường
    • Chuyên môn
    • Cơ sở vật chất
    • Đoàn - Đội
    • Công đoàn
  • Trao đổi kinh nghiệm
    • Kinh nghiệm giảng dạy
    • Kinh nghiệm học tập
  • Báo chí-Thời sự online
    • Tin tức giáo dục
    • Tin tức thế giới
    • Tin tức trong nước
  • Văn hóa - Đời sống
    • Đời sống Sức khỏe
    • Đời sống văn hóa
    • Thể dục thể thao
  • Câu lạc bộ Tiếng Anh
    • Câu hỏi hàng tháng
    • Bài viết của HS
    • Ca khúc Tiếng Anh
    • Tin tức Câu Lạc Bộ
    • Học sinh đạt giải
  • Văn học - Nghệ Thuật
    • Bài viết của GV
    • Bài viết của HS
    • Sưu tầm văn học
  • Câu lạc bộ Toán học
  • Công nghệ thông tin
    • Windows
    • Office
    • Downloads
    • Phones
  • Giáo dục kỹ năng sống

•Tiện ích

TKB giáo viên

Albums ảnh

TKB học sinh

Tra điểm

Thông tin GV

Thông tin HS

Tài nguyên

Văn bản

•Liên kết Left

Website Sở GD-ĐT Hà Tĩnh
Website Phòng GD-ĐT Thạch Hà
Phòng GD ĐT
Blog học Tiếng Anh của HS trường THCS Phan Huy Chú
Violympic
Olympic  Tiếng Anh
TW Đoàn Thanh Niên
DIỄN ĐÀN CỦA TRƯỜNG THCS PHAN HUY CHÚ

•Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 1452

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 60139

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2711838

•Tài nguyên

Website Sở GD-ĐT Hà Tĩnh
Website Phòng GD-ĐT Thạch Hà
Phòng GD ĐT
Blog học Tiếng Anh của HS trường THCS Phan Huy Chú
Violympic
Olympic  Tiếng Anh
TW Đoàn Thanh Niên
DIỄN ĐÀN CỦA TRƯỜNG THCS PHAN HUY CHÚ

•Tin xem nhiều nhất

  • Những điều không có trong giáo án (Nguyễn Thúy Hạnh) Những điều không có trong giáo án (Nguyễn Thúy Hạnh)
  • Hết lớp 9: Chọn trung cấp để sớm có nghề ổn định hay học THPT? Hết lớp 9: Chọn trung cấp để sớm có nghề ổn định hay học THPT?
  • Bức thư xúc động gửi mẹ đã khuất của nữ sinh lớp 9 lấy nước mắt nhiều người Bức thư xúc động gửi mẹ đã khuất của nữ sinh lớp 9 lấy nước mắt nhiều người
  • Tọa đàm Tiếng Anh cùng Phạm Thị Ngọc Sương, cựu HS trường Phan Huy Chú Tọa đàm Tiếng Anh cùng Phạm Thị Ngọc Sương, cựu HS trường Phan Huy Chú
  • Bài văn điểm 10 về bạn thân khiến nhiều người rơi nước mắt Bài văn điểm 10 về bạn thân khiến nhiều người rơi nước mắt
  • Bài thơ: Quê hương của con (Nguyễn Hương Giang) Bài thơ: Quê hương của con (Nguyễn Hương Giang)
  • Thấm thía bức thư cô giáo viết cho học trò lớp 12: Con là một người bình thường! Thấm thía bức thư cô giáo viết cho học trò lớp 12: Con là một người bình thường!
  • Hà Tĩnh: Công bố 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2017 - 2018 Hà Tĩnh: Công bố 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2017 - 2018
  • 100 câu thơ về lịch sử VN mà chỉ có học sinh thời VNCH được học!!! 100 câu thơ về lịch sử VN mà chỉ có học sinh thời VNCH được học!!!
  • Dù đi muôn nơi vẫn nhớ về Trường Phan Huy Chú mến yêu! Dù đi muôn nơi vẫn nhớ về Trường Phan Huy Chú mến yêu!

TRANG NHẤT » TIN TỨC » Trao đổi kinh nghiệm

BANNER ĐỊA CHỈ TRƯỜNG PHC

Hai chữ ‘người thầy’ trong quan niệm của Khổng Tử

Thứ bảy - 08/09/2018 17:27:Đã xem: 1017
Khổng Tử
Trong suốt cuộc đời mình, Khổng Tử đã để lại nhiều bài học đạo đức cũng như nhiều kinh nghiệm truyền đạt kiến thức của một người thầy cho các thế hệ sau.

Khổng Tử (551-479 TCN) tên thật là Khổng Khâu, tự Trọng Ni, là người nước Lỗ, sống vào cuối thời Xuân Thu chuyển sang thời Chiến Quốc, trong lúc chế độ phong kiến của nhà Chu bắt đầu băng hoại. Ông sinh ra trong một gia đình danh giá, có ông tổ ba đời thuộc dòng quý tộc nhưng sa sút từ nước Tống mà phải di cư đến nước Lỗ.

Khổng Tử là một người thầy có nhân cách lớn. Ở ông hiện lên sự siêng năng, tinh thần cầu tiến rất cao, là tấm gương sáng cho môn đồ và tất cả mọi người.

Những học trò tôn kính ông không chỉ bởi sự uy nghiêm của một người thầy, mà ẩn sau đó là trái tim chân thành, giàu tình cảm và đầy tâm huyết với nghề. Tuy có vốn kiến thức khá rộng về nhiều lĩnh vực, nhưng Khổng Tử không bao giờ tự nhận mình là một người hiểu biết. Đối với ông, kiến thức mà ông có được chỉ như hạt cát giữa sa mạc bao la.

Theo Khổng Tử, “thầy phải ra thầy, trò phải ra trò”, thầy có vai trò của thầy, học trò có vai trò của học trò, nhưng cả hai phải tu thân để có đạo đức. Ngoài việc truyền đạt tri thức cho trò, thầy phải có phẩm chất, ngụ ý tri thức và đạo đức, làm gương cho trò mới dạy được trò. Ngược lại, trò phải tôn kính thầy, trò trước tiên phải học và hành được lễ nghĩa, sau học và hành tri thức; như thế, mới có thể hữu dụng cho bản thân, gia đình, xã hội, dân tộc và đất nước.

Không Tử luôn đề cao tri thức và đạo đức của người thầy

Trước khi đạt được vị thế đó, người thầy phải hội đủ phẩm chất và vị thế của bốn đối tượng tốt trong xã hội: Người tốt, công dân tốt, quan tốt và vua tốt (trong Luận Ngữ). Là người thầy tốt, ngoài những phẩm chất của công dân, quan và vua tốt, người thầy phải làm gương cho trò noi theo, có khả năng truyền đạt kiến thức, công bằng không thiên vị và thấu hiểu học trò.

    

Vì thầy đứng hạng cao nhất về đạo đức và tri thức, thầy phải có hành động, phát ngôn và cách sống tốt để học trò noi theo. Trò xem thầy như kiểu mẫu để sống. Thầy không làm gương được, làm sao trò đặt niềm tin vào thầy mà nghe thầy giảng đạo? Danh không chính, ngôn không thuận, thì nói ai nghe? Không chỉ có thầy làm gương cho trò, mà người trên phải làm gương cho người dưới trong ý thức chung về trật tự xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong thuyết chính danh.

Khổng Tử nói với Tử Lộ: “Danh không hợp thì lời nói sẽ không thuận, nói không thuận thì việc không thành. Việc không thành thì lễ nhạc mất trật tự. Lễ nhạc mất trật tự thì hình phạt không đúng đắn, hình phạt không đúng thì dân không biết làm thế nào cho đúng. Vậy người quân tử khi có danh phù hợp với thực thì có thể nói ra được, nói được thì thực hành thông suốt. Quân tử không bao giờ sơ suất với lời nói của mình”. Và lẽ đương nhiên, “thượng bất chính, hạ tất loạn”, muốn làm thầy, phải chính danh thầy trước đã.

Vai trò truyền đạt kiến thức

Để thực hiện tốt vai trò này, người thầy trước tiên phải có kiến thức uyên thâm, nghiên cứu sâu rộng tri thức xã hội, luôn trau dồi kiến thức: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ” (ôn tập cái cũ để hiểu cái mới, có thể làm thầy được rồi).

Dạy học phải dựa vào sức và khả năng hiểu biết của từng trò, phải quan tâm những điều trò biết và những điều trò không biết, phải hiểu được mỗi học trò quan tâm đến điều gì, từ đó, mới có thể đưa ra tri thức thích hợp, làm cho trò dễ hiểu dễ hành. Phương pháp này mãi đến hai ngàn năm sau nhà tâm lý học Jean Piaget mới đề cập.

Tử Lộ hỏi: “Nghe rồi thì nên thực hành ngay phải không?”.

Khổng Tử nói: “Có mặt cha ngươi, làm sao nghe rồi thực hành ngay?”.

Nhiễm Hữu hỏi: “Nghe rồi thì nên thực hành ngay phải không?”.

Khổng Tử lại bảo: “Nghe được thì thực hành ngay”.

Công Tây Hoa lại nói: “Sao hai câu hỏi giống nhau mà thầy trả lời mỗi người một khác vậy?”.

Khổng Tử giải thích: Nhiễm Hữu làm việc gì cũng nhút nhát rụt rè nên ta cổ vũ trò ấy. Còn Tử Lộ dũng khí hơn người, hăng hái dám làm nên ta kìm bớt trò ấy một chút.

  

Đối thoại gợi mở là phương pháp Khổng Tử sử dụng xuyên suốt trong cuộc đời dạy học của mình. Khổng Tử không hề viết sách để cho học trò đọc. Ông chỉ giảng những gì trò hỏi, và đặt câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết của trò. Đôi khi, ông cũng dùng những câu hỏi gợi mở để trò hiểu vấn đề. Phương pháp này rất tốt trong việc phát huy tính năng động, sáng tạo và khả năng tư duy của trò.

Ông nhấn mạnh: “Kẻ nào chưa uất ức vì chưa hiểu được thì ta không gợi mở cho. Kẻ nào không hậm hực vì chưa thể nói ra được thì ta chẳng hướng dẫn cho. Kẻ đã được ta chỉ cho một góc vuông mà chẳng biết tự xét ba góc kia thì ta chẳng dạy nữa”.

Đối xử bình đẳng với học trò

Khi thầy nhận dạy trò, thầy không phân biệt vị thế của trò, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, thông minh hay ngu dốt. Dạy người, ông không phân biệt thứ hạng, thiện ác, dở hay và giàu nghèo. Ông sẵn sàng dạy nếu người đó biết quay đầu là bờ, có mong mỏi cải thiện bản thân thành người tốt.

Thầy không những tìm hiểu kiến thức, khả năng mà còn quan tâm những tâm tư, hoàn cảnh của từng trò. Ngoài việc thầy chọn tri thức phù hợp cho trò, thầy còn dạy luân thường đạo lý ở đời, để cho trò sống theo đúng tâm của trò, đúng với hoàn cảnh thực của trò. Khổng Tử tâm tình với học trò:

“Những người cùng theo ta sang nước Trần, nước Thái nay không còn ở bên ta nữa. Về đức hạnh tốt có: Nhan Hồi, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung. Khéo ăn nói giao tiếp có: Tể Ngã, Tử Cống. Giỏi chính trị có: Nhiễm Hữu, Quý Lộ. Tài văn học có: Tử Du, Tử Hạ”.

  

Thầy Khổng Tử chấp nhận và thông cảm sự khác biệt đó như một quy luật của trời đất, luân lý đời thường. Khổng Tử nói: “Cùng học với nhau chưa chắc cùng đắc đạo như nhau. Có thể cùng đạt như nhau nhưng chưa chắc kiên định đạo lý như nhau. Có thể cùng kiên định như nhau, chưa chắc hành xử phù hợp hoàn cảnh như nhau” .

Có thể nói Khổng Tử là một nhà giáo, nhà hiền triết vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đồng thời là người sáng lập ra Nho giáo. Tư tưởng của ông có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Quốc gọi ông là ‘Bậc thầy của muôn đời’. Ngoài các khái niệm cốt lõi của lòng nhân từ, nguyên tắc quan trọng khác về giáo dục của Khổng Tử trong đó bao gồm sự công bình và chính nghĩa, học tập và trí tuệ, trung thực và đáng tin cậy, cũng như lòng hiếu thảo, lòng trung thành và sự khoan dung tha thứ.

Theo DKN

Tác giả bài viết: Admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Hai chữ ‘người thầy’ trong quan niệm của Khổng Tử, Khổng Tử, Người thầy, thầy và trò, tôn sư trọng đạo,
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

  • Khơi dậy sự yêu thích môn học tập Ngữ văn cho học sinh THCS (12/12/2018)
  • Khám phá giá trị văn hóa qua dạy học Ngữ Văn (12/12/2018)
  • Đề văn hay sẽ tạo hứng thú cho học sinh (12/12/2018)
  • Tuyệt phẩm: "Lời cô dặn trước lúc đi thi" (11/09/2018)

Những tin cũ hơn

  • Đổi mới dạy học môn Lịch sử: Nhìn từ nước Nhật (08/09/2018)
  • Giáo dục đạo đức là cốt lõi của xã hội Nhật Bản: Học làm người mọi lúc, mọi nơi (06/08/2018)
  • 100 câu thơ về lịch sử VN mà chỉ có học sinh thời VNCH được học!!! (24/07/2018)
  • Hãy học cách cho đi, rồi cuộc đời sẽ trả lại cho bạn nhiều hơn thế! (11/07/2018)
  • Thấm thía bức thư cô giáo viết cho học trò lớp 12: Con là một người bình thường! (25/05/2018)
  • Bài văn điểm 10 về bạn thân khiến nhiều người rơi nước mắt (22/05/2018)
  • "Chúng tôi khao khát được dự một tiết học do người biên soạn chương trình giảng dạy" (06/05/2018)
  • Những điều không có trong giáo án (Nguyễn Thúy Hạnh) (04/05/2018)
  • Những câu danh ngôn hay và ý nghĩa nhất về nghề giáo (01/05/2018)
  • Nâng chuẩn đội ngũ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (27/04/2018)
  • Hết lớp 9: Chọn trung cấp để sớm có nghề ổn định hay học THPT? (27/04/2018)
  • Phân biệt ‘kỹ năng sư phạm’ với ‘năng khiếu sư phạm’ (24/04/2018)
  • 16 bức ảnh có sức mạnh hơn vạn lời nói, lột trần chân thực cuộc sống của con người (16/04/2018)
  • Nữ sinh Hà Tĩnh giành học bổng đại học ở Mỹ trị giá 5,5 tỷ đồng (09/04/2018)
  • Học bổng 6,2 tỷ đồng của nữ sinh trường Chuyên Hà Tĩnh (09/04/2018)
  • Sưu tầm: 20 điều người giáo viên nên biết (16/03/2018)
  • 15 lời khuyên học tiếng Anh (14/11/2013)
  • Hướng dẫn ra đề thi nghe Tiếng Anh (26/03/2013)
  • RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN MỞ BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH LỚP 9 (17/10/2012)
  • LETTERS OF COMPLAINT (17/10/2012)
 

•Tin mới cập nhật

Đánh giá kết quả GD theo Chương trình GDPT mới như thế nào?
Hàng loạt quy định mới về tuyển dụng công chức, viên chức
"3 nhất" của Hà Tĩnh tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2018 - 2019
Lễ tuyên truyền ký, cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ năm 2019
UBND Huyện và PGD-ĐT Thạch Hà gặp mặt Đội tuyển HSG tỉnh các môn trước ngày ra quân.
Bộ trưởng Giáo dục: ‘Sẽ giảm áp lực sổ sách, thi đua với giáo viên’
Lễ khánh thành Thư viện thân thiện
Cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả, mới mẻ, hấp dẫn, sáng tạo
Giáo viên không bị bắt buộc viết sáng kiến kinh nghiệm!
Khơi dậy sự yêu thích môn học tập Ngữ văn cho học sinh THCS
Khám phá giá trị văn hóa qua dạy học Ngữ Văn
Đề văn hay sẽ tạo hứng thú cho học sinh
An toàn giao thông cho trẻ em
THCS Phan Huy Chú-40 năm một chặng đường
Nữ giáo viên vùng cao bật khóc khi học trò mang rau, hoa dại chúc mừng 20/11
Giáo viên vùng cao mong gì trong ngày 20/11?
Tiết chào cờ Tuần 10 của Trường THCS Phan Huy Chú
Đại hội Liên đội trường THCS Phan Huy Chú năm học 2018-2019
Đón đoàn kiểm tra đánh giá công tác Đoàn-Hội-Đội-HSSV của Bộ GD&ĐT.
Báo cáo Công tác đội,thanh niên trường học, giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho HS

•Đăng nhập thành viên

Quên mật khẩu?
Google Google Myopenid Myopenid

•Bài xem nhiều nhất

  • Những điều không có trong giáo án (Nguyễn Thúy Hạnh) Những điều không có trong giáo án (Nguyễn Thúy Hạnh)
  • Hết lớp 9: Chọn trung cấp để sớm có nghề ổn định hay học THPT? Hết lớp 9: Chọn trung cấp để sớm có nghề ổn định hay học THPT?
  • Bức thư xúc động gửi mẹ đã khuất của nữ sinh lớp 9 lấy nước mắt nhiều người Bức thư xúc động gửi mẹ đã khuất của nữ sinh lớp 9 lấy nước mắt nhiều người
  • Tọa đàm Tiếng Anh cùng Phạm Thị Ngọc Sương, cựu HS trường Phan Huy Chú Tọa đàm Tiếng Anh cùng Phạm Thị Ngọc Sương, cựu HS trường Phan Huy Chú
  • Bài văn điểm 10 về bạn thân khiến nhiều người rơi nước mắt Bài văn điểm 10 về bạn thân khiến nhiều người rơi nước mắt
  • Bài thơ: Quê hương của con (Nguyễn Hương Giang) Bài thơ: Quê hương của con (Nguyễn Hương Giang)
  • Thấm thía bức thư cô giáo viết cho học trò lớp 12: Con là một người bình thường! Thấm thía bức thư cô giáo viết cho học trò lớp 12: Con là một người bình thường!
  • Hà Tĩnh: Công bố 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2017 - 2018 Hà Tĩnh: Công bố 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2017 - 2018
  • 100 câu thơ về lịch sử VN mà chỉ có học sinh thời VNCH được học!!! 100 câu thơ về lịch sử VN mà chỉ có học sinh thời VNCH được học!!!
  • Dù đi muôn nơi vẫn nhớ về Trường Phan Huy Chú mến yêu! Dù đi muôn nơi vẫn nhớ về Trường Phan Huy Chú mến yêu!

•Liên kết Right

http://www.tailieudayhoc.net
tra cuu diem thi
Tải đề thi tất cả các môn
BHXH
PCGD
Học liệu kết nối
Smas
Liên hệ
Monkey Junior

Website "Trường THCS Phan Huy Chú" - http://PhanHuyChu.edu.vn

© Copyright . All right reserved

Bản quyền thuộc về trường THCS Phan Huy Chú. Đã được đăng kí tại Trung tâm internet Việt Nam

DJ, Nhac San Cuc Manh, Nhac Xuan 2014, Viet Mix, Nonstop